Showing posts with label kienthucbotui. Show all posts
Showing posts with label kienthucbotui. Show all posts

Thursday, December 14, 2023

Các Tầng Thiền Và Làm Sao Đạt Được Sơ Thiền

Thiền là lĩnh vực tâm linh nên ta phải tự lực cánh sinh. Vì phải có quyết tâm cao, chịu đựng sự đau chân, mỏi lưng, nên lâu ngày hành giả sẽ có đức tính kiên nhẫn, ý chí sắt đá, sức chịu đựng cao, trực giác tốt..v.v. và thư giãn thân tâm của mình.


Sơ thiền là mức nhập định đầu tiên, nhưng phải là đã chứng được Chánh niệm tỉnh giác (CNTG) và phá trừ xong Năm triền cái. Hành giả như lọt vào một trạng thái thanh tịnh hơn, và tự động, chứ không còn phải gắng sức giữ gìn như trong CNTG nữa. Khi chứng được Chánh niệm, hành giả thấy tâm mình cũng đã là thanh tịnh rồi, nhưng còn phải khéo léo giữ gìn nhẹ nhẹ. Nhưng từ Sơ Thiền trở đi, hành giả không còn phải giữ gìn nữa mà tâm tự động an trú trong định. Hành giả thấy thân của mình chuyển động từ trạng thái cứng (lúc phá xong triền cái Trạo cử, xem Năm triền cái) sang trạng thái mềm lỏng như một khối nước gì nhớt nhớt giống như xà bông.

Tâm hành giả dĩ nhiên là vắng lặng, nhưng thật ra vẫn còn những ý niệm về công phu của mình, về thành tựu của mình. Những ý niệm này rất thầm lặng, nên hầu như hành giả không biết là mình đang còn ý niệm, cứ tưởng rằng mình đã hoàn toàn thanh tịnh. Phật diễn tả đó là trạng thái ly dục sinh hỷ, còn tầm còn tứ (xóa bỏ Ái Dục, đạt được An vui, nhưng còn tiềm ẩn).

Trong Sơ thiền, hành giả lìa bỏ được các ham muốn thế gian vì niềm an vui của nội tâm vừa đầy đủ, vừa thanh khiết, không cần phải giải trí bằng vật chất bên ngoài. Toàn thân hành giả luôn ở trong trạng thái vui sướng nhè nhẹ và tràn đầy. Sau khi chết, nếu vẫn còn giữ được trình độ này thì sẽ sinh vào cõi trời Sơ Thiền.

Cái ý niệm thầm kín về công phu và sự thành tựu của mình tạo nên một loại kiến giải Phật Pháp và tâm tự hào bí mật. Hành giả sẽ dễ dàng đối đáp trôi chảy và nắm bắt các lĩnh vực khó, trừu tượng, hay say sưa diễn thuyết lưu loát nếu có cơ hội. Vì vậy, tuy Sơ thiền rất là vĩ đại nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với đạo đức.

Nhị Thiền

Là kết quả tiếp theo nếu hành giả đủ công đức. Hành giả sẽ thấy toàn thân mình giống như nước trong mát tuôn trào bất tận mà Phật diễn tả như hồ nước được suối phun và mưa tuôn mãi mà không bao giờ lọt nước ra khỏi hồ. Dĩ nhiên nước thì mềm hơn, lỏng hơn nước sền sệt của xà bông. Từ toàn thân cứng của Chánh niệm, tiến lên Sơ thiền thì thân sền sệt như nước xà bông, tới Nhị thiền thì thân đã mềm hoàn toàn như nước nguyên chất, và lại còn thêm cảm giác tuôn tràn mãi mãi.

Niềm vui của Nhị Thiền thì đằm thắm hơn Sơ Thiền vì bớt đi cái tự hào và ý niệm. Phật gọi Nhị Thiền là định sinh hỷ lạc có nghĩa là niềm vui của Nhị Thiền hoàn toàn an ổn trong Định mà có. Trong đời sống hành giả không còn ham thích trình bày phô trương, và rất hiền lành. Phật gọi là hết tầm hết tứ.

Lúc này hành giả thành tựu trí tuệ rất sắc bén nhanh nhạy, kiến giải Phật pháp là bất tận vô ngại, không ai có thể hỏi vặn vẹo được, việc gì nhìn thoáng qua là biết rõ, ngồi thiền rất lâu, thường biết trước giờ chết.

Nếu đừng bị tà kiến (quan niệm hay nhận thức sai lầm về sự thật, không dựa trên lý duyên khởi, lý nhân quả, lý vô thường và lý vô ngã) xâm nhập thì đường giải thoát của người đạt Nhị thiền là chắc chắn. Nếu bị tà kiến, lầm cho mình là viên mãn, tưởng rằng mình đã kiến tánh thành Phật, thì hành giả hưởng hết phước kiếp này qua kiếp sau sẽ bị thoái đọa lui sụt xuống mức độ thấp hơn nhiều.

Tam thiền

Được Phật diễn tả toàn thân như một bông hoa sen đang vươn lên từ trong nước, được nước bao phủ với nội tâm là xả niệm lạc trú (dứt bỏ ý niệm, thường xuyên an lạc).

Niềm vui của Tam thiền rất đằm thắm nhỏ nhiệm và đầy khắp, giống như hoa sen ngập trong nước, tẩm ướt, tràn ngập, nhưng không thấm nước, cũng vậy, niềm vui của Tam thiền rất tự tại, bình an và vượt khỏi cơ thể, giống như cả không gian đều cùng an vui vậy. Thân của hành giả lúc này giống như một khối không khí hân hoan an lạc.

Ý nghĩa của xả niệm là hành giả đã vào được Vô thức (theo khoa học, Vô thức chiếm hơn 90% cuộc sống của con người, ý thức chỉ chiếm phần nhỏ). Kiểm soát được nó nghĩa là tâm hồn đã thật sự ổn định. Những bản năng sinh tồn, bản năng hưởng thụ... đều bị kiềm chế.

Lúc này khi ngồi thiền nhập định, hành giả không còn nghe thấy mọi cảnh vật, tiếng động bên ngoài, hoàn toàn an trú vững chắc trong thế giới nội tâm sáng suốt vi diệu thanh tịnh của mình.

Tứ thiền

Là mức thiền cuối cùng của các bậc thiền Sắc giới. Phật diễn tả đó là trạng thái xả niệm, thanh tịnh, không lạc, không khổ. Trong con người ta, Vô thức đảm nhận việc điều khiển hệ hô hấp, tiêu hóa, các tuyến nội tiết... những thứ mà ta không chủ động điều khiển được. Làm chủ được Vô thức nghĩa là có thể dừng được hơi thở, dừng mọi sự sống, nhập định vài trăm năm rồi xuất định, sống bình thường, sống tiếp cái tuổi ngày xưa. Còn Ý thức thì liên quan tới các Giác quan, làm chủ được Ý thức sẽ khai mở những khả năng của giác quan như thiên nhãn thôngthiên nhĩ thông.

Sự thoải mái, yên bình, an lạc, hạnh phúc của Sơ Thiền thậm chí còn trở nên "bất an" với sự hạnh phúc, thoải mái của Tứ thiền. Bởi ở Tứ Thiền, hành giả đã thành thành tựu được tâm Xả.


Cách để nhập sơ thiền cho người mới bắt đầu

Thiền Ngồi Một Cách Thư Thái: Ngồi ở tư thế thoải mái, không cần quá cứng nhắc. Điều chỉnh tư thế ngồi sao cho cơ thể thoải mái nhất có thể, đặc biệt là vùng lưng và cổ.

Thiền Đi Bộ (Kinhin): Kinhin là việc đi bộ thiền, thường được thực hiện giữa các buổi thiền ngồi. Tập trung vào bước chân và hơi thở trong quá trình đi bộ, tạo sự liên tục giữa thiền ngồi và thiền đi bộ.

Thiền Nằm (Shavasana): Trong thiền nằm, bạn nằm xuống trên lưng với cảm giác thoải mái và tập trung vào hơi thở. Tạo sự chú ý đến các khu vực cơ thể và thả lỏng chúng để tâm trí trở nên yên bình.

Hướng Dẫn Sự Chú Ý: Đôi khi việc hướng dẫn tâm trí để chú ý đến các âm thanh xung quanh, cảm giác trên da, hoặc hình ảnh trong tâm trí có thể giúp tăng khả năng tập trung.

Thiền Điểm Trung Tâm (Centering): Tập trung vào trung tâm của cơ thể, thường là vùng bụng hoặc lòng bàn tay trái ở phía trên vùng bụng. Hít thở từ vùng này và cảm nhận sự thay đổi trong hơi thở khi nó di chuyển qua vùng này.

Tập trung vào hơi thở: Đây là kỹ thuật phổ biến nhất và thường là cách đơn giản nhất để bắt đầu. Tập trung vào cảm nhận và theo dõi hơi thở khi đi vào và ra khỏi cơ thể. Cố gắng để tâm trí không bị xao lãng bởi suy nghĩ, chỉ tập trung vào cảm nhận hơi thở.

Tập trung vào một điểm trên cơ thể: Bạn có thể tập trung vào một điểm nhất định trên cơ thể, chẳng hạn như điểm chuyển động của cơ thể khi hơi thở, đỉnh đầu, mũi, hoặc lòng bàn tay. Cố gắng cảm nhận sự thay đổi nhẹ nhàng của điểm đó để giữ tâm trí ổn định.

Sử dụng kỹ thuật "Sảng Khiếu" (Counting Breaths): Đếm các hơi thở để giữ tâm trí ổn định. Đếm từ một đến mười (hoặc ngược lại) mỗi khi hít vào và thở ra. Việc đếm này giúp tâm trí trở nên tập trung và không bị xao lãng bởi suy nghĩ.

Sử dụng câu thần chú (Mantra): Lặp lại một câu thần chú (như "Om" hoặc "Aum") trong tâm trí để giữ tâm trí ổn định và tập trung.

Luyện tập đều đặn: Quan trọng nhất là luyện tập đều đặn và kiên trì. Không cần phải cảm thấy thất vọng nếu không đạt được kết quả ngay lập tức. Thiền định là một quá trình, và quan trọng là kiên nhẫn và kiên trì với việc luyện tập.

Sunday, September 15, 2013

CHỨC NĂNG 11 DẤU CÂU TRONG TIẾNG VIỆT

Văn bản tiếng Việt sử dụng 11 dấu câu sau: dấu chấm, chấm than, chấm hỏi,chấm lửng, hai chấm, phẩy, chấm phẩy, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc vuông (mócvuông) và ngoặc kép. Để khắc phục lỗi đánh dấu câu không thích hợp, chúng ta cầnnắm rõ chức năng của các dấu câu.

dau cau Chức năng 11 dấu câu trong tiếng việt

1 Dấu chấm(.)
Dùng để kết thúc câu tường thuật.
Ví dụ:
- Mục tiêu học tập của cá nhân mỗi người học đặt ra thường không hoàn toàntrùng khớp với mục tiêu do giáo viên thiết kế.
2.Dấu hỏi(?)
Dùng để kết thúc câu nghi vấn (câu hỏi).
Ví dụ:
- Nghiên cứu khoa học nhằm mục đích gì? Nghiên cứu khoa học khó hay dễ ?
3.Dấu chấm lửng (dấu ba chấm)(…)
 Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng trong chủ đề.
Ví dụ:
- Đại học Sư phạm, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Nông lâm, Đại họcY Dược, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Công nghệ thông tin vàTruyền thông,…là các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên
Ngoài ra, dấu chấm lửng còn sử dụng để:
- Đặt cuối câu khi người viết không muốn nói hết ý mình mà người đọc vẫnhiểu những ý không nói ra
- Đặt sau từ ngữ biểu thị lời nói đứt quãng
- Đặt sau từ ngữ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh
- Đặt sau từ ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước hoặc gây bất ngờ trong suynghĩ của người đọc
4.Dấu hai chấm(:)
- Báo hiệu một sự liệt kê (Ví dụ như: Sóng địa chấn, nhịp tim của bệnh nhân,lưu lượng của các dòng chảy hay âm thanh, sóng điện từ, tín hiệu số,…)
Ngoài ra, dấu hai chấm còn sử dụng để:
- Nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp
- Chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước
- Dùng báo hiệu nội dung lời của các nhân vật trong đối thoại
5. Dấu chấm than(!)
Dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến
Ngoài ra, dấu chấm than còn sử dụng để:
- Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp
- Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu
6.Dấu gạch ngang(-)
- Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê
- Đặt đầu dòng trước lời đối thoại
- Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu
- Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau
- Dùng trong cách đề ngày, tháng, năm
7.Dấu ngoặc đơn(())
Ví dụ:
- Các tài liệu và các công trình khoa học nghiên cứu về hệ Truyền động điệnkinh điển (thế kỷ 20) mặc dù chất lượng chưa cao nhưng nó là nền tảng và là động lựclớn cho sự ra đời của các công trình khoa học, các tài liệu có chất lượng cao
Tác dụng của dấu ngoặc đơn là:
- Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác
- Dùng để giải thích ý nghĩa cho từ
- Dùng để chú thích nguồn gốc của dẫn liệu
8.Dấu ngoặc kép(“”)
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu
Ví dụ:
Hàng loạt sách và giáo trình như “Kỹ thuật biến đổi”, “Truyền độngđiện” “Cảm biến”, “Lý thuyết điều khiển tự động”, “Đo lường và điều khiển”, “Truyền động điện hiện đại”… đã ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế cáchệ truyền động tự động với chất lượng cao.
Trong nhiều văn bản in hiện nay, thay vì đánh dấu tên tài liệu, sách, báo bằngngoặc kép, người ta in nghiêng, gạch chân hoặc in đậm chúng.
Người viết còn sử dụng dấu ngoặc kép để:
- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp
- Đóng khung tên riêng tác phẩm- Đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý
- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm
9.Dấu chấm phẩy(;)
- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
- Đứng sau các bộ phận liệt kê
10. Dấu phẩy(,)
Đây là loại dấu câu được dùng nhiều trong các văn bản và có nhiều chức năng
- Dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu
- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
- Dùng để liên kết các yếu tố đồng chức năng
11.Dấu móc vuông([])
Dấu móc vuông [ ] được dùng nhiều trong văn bản khoa học với chức năng chúthích công trình khoa học của các tác giả được đánh theo số thứ tự A, B, C, … ở mụclục trích dẫn nguồn tư liệu và sách có lời được trích dẫn.
Ví dụ:
- [5]. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KH&KTNgoài ra, dấu móc vuông còn dùng để chú thích thêm cho chú thích đã có
Trích BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH